Đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn, tác động nhiều mặt đối với đời sống kinh tế – xã hội mọi quốc gia trên thế giới. Sau những thành công trong ứng phó với bốn đợt bùng phát dịch bệnh, Việt Nam đã chuyển sang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Sự chuyển hướng đó đòi hỏi phải làm tốt cả việc phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, cần khơi thông, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, động lực có thể bị cản trở bởi các nút thắt thể chế, có thể bị ngưng trệ do chính hậu quả dịch COVID-19.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và tiếp tục thúc đẩy các hoạt động du lịch nội địa và quốc tế gắn với bảo đảm an toàn, ngành du lịch đã chuẩn bị từ sớm, từ xa các giải pháp chuyển trạng thái dần thích ứng với bối cảnh bình thường mới, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi vừa phát triển kinh tế – xã hội, Từ Chính sách ra Cuộc sống phối hợp cùng các đối tác các chương trình góp phần gắn kết Chính sách và thực tiễn.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO
Phục hồi và phát triển Ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới
Đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn nhất với ngành hàng không kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là nhận định của Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA). Tổ chức này đã đưa ra thống kê, khách luân chuyển trên toàn thế giới năm 2020 giảm 66% so với 2019, cùng với đó là số lỗ kỷ lục của ngành hàng không lên tới 137,7 tỷ USD, tăng lỗ thêm 1,3 tỷ USD so với các báo cáo trước đây. Năm 2021, khách luân chuyển tiếp tục giảm 40% so với năm 2019 và số lỗ dự kiến của ngành hàng không là 51,8 tỷ USD.
Việt Nam là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, cao hơn tốc độ trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo đánh giá của IATA. Trước Covid-19, thị trường hàng không Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 16%/năm giai đoạn 2016 – 2019, trong đó riêng giai đoạn 2016 – 2017 đạt trên 20%/năm. Hội đồng Sân bay Quốc tế dự báo Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng hành khách nhanh nhất trong giai đoạn 2018-2040, xếp trên Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia và Malaysia.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động của ngành hàng không Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề từ năm 2020 và 2021.
Mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, ngành hàng không bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2021 nhờ vào chương trình tiêm chủng được triển khai rộng rãi trên toàn quốc cùng với các quy định phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo khai thác an toàn, bảo vệ sức khỏe cho hành khách và phi hành đoàn.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc khôi phục, củng cố sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh của các hãng hàng không là hết sức cần thiết và quá trình này tiếp tục cần có sự đồng hành của Chính phủ.
Để góp phần làm rõ hơn những vấn đề xung quanh phục hồi và phát triển ngành hàng không sau đại dịch COVID-19, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Giao thông vận tải và Tổng Công ty hàng không Việt Nam phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học – thực tiễn với chủ đề: “Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới”.
– Làm rõ một số vấn đề về quan điểm và kinh nghiệm quốc tế về phục hồi và phát triển ngành hàng không, phục hổi nền kinh tế sau đại dịch.
– Làm rõ vai trò của phục hồi ngành hàng không đối với phục hồi toàn diện nền kinh tế – xã hội sau đại dịch.
– Làm rõ khó khăn, thách thức cũng như cơ hội, tiềm năng phát triển của ngành hàng không Việt Nam sau đại dịch.
– Đề xuất, kiến nghị sự chung tay thiết yếu của Nhà nước để hỗ trợ ngành hàng không sớm phục hồi và bứt tốc.
“Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới”.
Nhóm vấn đề thứ nhất:
– Đánh giá tổng quan và dự báo xu hướng phát triển của ngành hàng không thế giới sau đại dịch COVID-19.
– Kinh nghiệm quốc tế về phục hồi và phát triển ngành hàng không sau đại dịch COVID-19.
Nhóm vấn đề thứ hai:
– Vai trò của Chính phủ trong việc phục hồi và phát triển ngành hàng không và một số đề xuất, kiến nghị
Dự kiến có 30 đến 50 bài tham luận.
III. THÀNH PHẦN
– Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản;
– Bộ Giao thông vận tải;
– Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
– Đ/c Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
– Đ/c Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
– Đ/c Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng
3. Thành phần đại biểu tham dự
(1) Đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và đoàn thể liên quan ở Trung ương:
(2) Các tác giả viết tham luận
(3) Các chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm, quá trình nghiên cứu về tập đoàn kinh tế nhà nước của các học viện, viện nghiên cứu, trường đại học liên quan
(4) Đại diện các cơ quan báo chí trung ương: Báo Nhân dân; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Vnexpress, Dân Trí, Báo Thanh Niên…
* Phiên 1: Ngành hàng không trong bối cảnh mới: Thách thức, cơ hội và xu thế.
– Giáo sư Nawal Taneja
– Đại diện của IATA (Hiệp hội quốc tế các hãng hàng không): Dự báo xu hướng phát triển của ngành hàng không trong và sau đại dịch (5-10 năm tới)
– Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp hàng không và một số chuyên gia
* Phiên 2: Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam – Những vấn đề về cơ chế, nguồ lực, biện pháp và đột phá. Vai trò của Chính phủ trong việc phục hồi và phát triển ngành hàng không
– TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
– Đại diện Bộ Giao thông Vận tải
– Đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
– Đại diện Ủy Ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.
4. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Trong bối cảnh hiện tại vừa là thách thức đồng thời cũng là cơ hội đẩy mạnh nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, bộ Biên tập Tạp Chí Cộng Sản, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Lý luận Trung Ương, Đề án Từ Chính Sách ra Cuộc Sống, Công ty Cổ phần Truyền thông Thiên Lộc thực hiện chuỗi hoạt động hội thảo khoa học Quốc gia và các chương trình bên lề với nội dung “Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống được thiết kế và triển khai với quy mô Quốc gia, với sự phối hợp nội dung hoạt động từ Chính phủ, Quốc hội, Ban Bộ ngành. Đề án xuyên suốt nhiều hoạt động như: hội thảo khoa học, nghiên cứu khảo sát, diễn đàn cấp cao, đối thoại chính sách, tọa đàm đánh giá tác động chính sách, ý kiến của mạng lưới chuyên gia trong nước quốc tế, doanh nghiệp, người dân… với các chiến lược lớn của Quốc gia và thông qua các hoạt động đó góp phần đưa chính sách vĩ mô đến gần hơn với cuộc sống.
Chủ trì đề án “Từ Chính sách ra cuộc sống”. Chủ nhiệm nhiệm vụ phát triển thị trường cho doanh nghiệp theo Quyết định 844 của Thủ tướng. Chủ trì truyền thông cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025.
Bản quyền thuộc về © tuchinhsachracuocsong.vn