Chuyên gia Nguyễn Thy Nga và ông Lê Đỗ Mười đối thoại chính sách: Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế – xã hội của Việt Nam
Lời giới thiệu: Đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn, tác động nhiều mặt đối với đời sống kinh tế – xã hội mọi quốc gia trên thế giới. Sau những thành công trong ứng phó với bốn đợt bùng phát dịch bệnh, Việt Nam đã chuyển sang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Sự chuyển hướng đó đòi hỏi phải làm tốt cả việc phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, cần khơi thông, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, động lực có thể bị cản trở bởi các nút thắt thể chế, có thể bị ngưng trệ do chính hậu quả dịch COVID-19.
Đề án Quốc gia “Từ chính sách ra cuộc sống” bao gồm nhiều hoạt động sự kiện, đối thoại, nghiên cứu khảo sát chiến lược chính sách, kiến nghị chính sách và chuỗi chương trình đối thoại độc quyền với các chính trị gia, chuyên gia, doanh nhân nổi bật. Trong khuôn khổ nội dung này, Chuyên gia Nguyễn Thy Nga, Chủ nhiệm Đề án trao đổi với ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng viện chiến lược Giao thông vận tải.
Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Để có thể thúc đẩy, thu hút thêm nguồn lực, và tạo động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này, ở góc độ ngành của ông, ông thấy rằng các tỉnh thành, các địa phương, cũng như toàn thể Việt Nam cần phải có những hành động gì?
Ông Lê Đỗ Mười: Đại dịch COVID – 19 là đại dịch không ai dự báo được, dẫn đến tính chủ động của tất cả nền kinh tế cũng như là của từng ngành nói chung, trong đó ngành giao thông vận tải cũng như các địa phương, đây là một cái trong những khó khăn. Khoảng hai năm rưỡi vừa qua, đặc biệt ngành giao thông là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nguồn lực dành cho ngành giao thông bị hạn chế, nó không phải chỉ nguồn lực kinh tế, nguồn lực về tiền mà còn là nguồn lực tổng thể, dẫn đến có những cái mà ngành giao thông rất khó nếu không có những giải pháp hay chính sách kịp thời. Rất may là trong Đại hội Đảng thứ XIII diễn ra, chúng ta đã quan tâm phát triển giao thông đi trước một bước, đặc biệt là đã xác định đến năm 2030, chúng ta hoàn thiện 5000 km đường cao tốc và khởi công một số công trình trọng điểm như đường sắt tốc độ cao và một số những cảng hàng không lớn, như cảng hàng không Long Thành, và một số những khu vực cảng biển chính. Kèm theo đó, để thực hiện Nghị quyết để đưa vào đời sống thì trong giai đoạn vừa rồi, Quốc hội có ra gói động lực phát triển kinh tế – xã hội thúc đẩy, trong đó vẫn ưu tiên cho ngành giao thông một nguồn lực rất lớn. Và đảm bảo từ giờ đến 2030 – 2035 sẽ đưa 5000 km đường cao tốc vào hoàn thành. Chính cái đấy là tiền đề cho ngành giao thông vượt qua đại dịch, cũng như hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng thứ XIII đưa ra. Và cũng như gắn với cuộc hội thảo lần này, hội thảo có những cơ chế, chính sách, và những ý tưởng của các nhà khoa học, đặc biệt là những nhà quản lý đưa ra, và địa phương, thì ngành giao thông sẽ tiếp tục chọn lọc và đưa vào để xây dựng ra những khung cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể từ nay đến năm 2030, đạt được mục tiêu Đại hội Đảng thứ XIII đưa ra.
Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Mọi người đã đánh giá Quảng Ninh đã đi trước một bước, và việc Quảng Ninh như một Việt Nam thu nhỏ với tất cả các yếu tố về biên giới vùng biển, về sân bay… Vậy theo ông làm sao để những tỉnh thành khác cũng có những kinh nghiệm và bài học mà có thể rút ngắn khoảng cách, để đi đến hiện tại như Quảng Ninh?
Ông Lê Đỗ Mười: Thực ra Quảng Ninh là một điểm sáng, điểm sáng không phải thời điểm này, mà là điểm sáng của chúng ta cách đây 10 năm. Đây là một trong những tỉnh có những cái thiên thời địa lợi. Chưa một tỉnh nào có đầy đủ năm phương thức giao thông vận tải đường sắt, đường sông, đường bộ, đường không, cũng chưa một tỉnh nào có cái địa thế mà giống như là một quốc gia đúng như bạn nói quốc gia thu nhỏ. Thì từ lợi thế đấy, Quảng Ninh cách đây 10 năm đã xác định được vị thế của mình trong vùng trọng điểm Bắc bộ cũng như trong vùng Đông Bắc. Ngoài lợi thế của Quảng Ninh ra thì nguồn lực của Quảng Ninh tự chủ, huy động từ nội lực mà từ cái đấy là đột phá về thể chế, dẫn đến cái bước đột phá. Hiện nay, nếu các tỉnh lấy Quảng Ninh làm thước đo, là bài học thì mọi người cũng phải soi lại các mặt bằng, soi lại khoảng cách địa lý, địa thế, để từ đó rút ra những mặt được ở Quảng Ninh và những mặt hạn chế, để từ đó các tỉnh xây dựng các phương án cho phù hợp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các tỉnh đang xây dựng lại quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung. Để từ những bài học của Quảng Ninh, chúng ta vận dụng vào xây dựng một kịch bản phù hợp vào trong quy hoạch để làm hướng phát triển cho mình.
Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Theo như ông đánh giá Quảng Ninh đã đi trước 10 năm rồi, vậy ở hiện tại, những tỉnh thành nào đang có thể 10 năm sau cũng tạo nên một trạng thái phát triển chung của các tỉnh thành trên cả nước?
Ông Lê Đỗ Mười: Thực ra, mỗi tỉnh thành đều có một lợi thế, chứ không phải các tỉnh đều có hạn chế cả, nhưng có tỉnh có lợi thế sớm hơn có tỉnh có lợi thế muộn hơn thôi. Cơ bản là chúng ta có thể, có biết cách khơi thông nguồn lực để kích thích để phát triển từng tỉnh một, chứ chúng ta không phải vì những hạn chế của chúng ta mà chúng ta không phát triển được. Ở đây tôi đánh giá sự đồng bộ cùng với Quảng Ninh mà giống với động lực phát triển thì bên cạnh có Hải Phòng những năm qua cũng tương đối phát triển, chúng ta có Bắc Giang, Bắc Ninh ở ngoài khu vực phía Bắc, rồi hiện nay có một điểm nổi lên nữa là Hoà Bình; ở khu vực miền Trung có Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, rồi bây giờ là Quảng Bình; còn tiếp vào kia nữa có Đà Nẵng, Quảng Nam, và những tỉnh trong khu vực chúng ta phải nói là vùng trũng, mà hiện nay các nguồn lực có thể khó để thúc đẩy lên được là vùng Tây Bắc và vùng Tây Nam Bộ. Đây là những vùng đặc biệt khó khăn về địa lý cũng như địa thế. Ví dụ như Điện Biên hoặc Lai Châu mà chúng ta bảo phát triển, thúc đẩy bằng Quảng Ninh thì rất khó. Thế nên chúng ta phải dành nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của nội lực của tỉnh là một phần, nhưng chúng ta phải dành nguồn lực quốc gia để đẩy những vùng sâu vùng xa, vùng trũng ấy lên thì tôi nghĩ là nó sẽ phát triển thêm. Còn khu vực Tây Nam Bộ thì rất may là trong giai đoạn vừa rồi chúng ta đã được quan tâm rất nhiều đặc biệt về các hạ tầng. Tôi nghĩ là với bước đầu tư hạ tầng trong giai đoạn mới với những vùng sâu vùng xa gọi là vùng trũng thì tạm thời hiện nay 5 năm nữa sẽ đạt được những tiền đề mà Quảng Ninh bắt đầu như Quảng Ninh trong những bước đầu khởi động. Tôi nghĩ đấy là những thành công tốt nhất.
Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Xin chân thành cảm ơn ông! Kính chúc ông sức khỏe.
Đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn, tác động nhiều mặt đối với đời sống kinh tế – xã hội mọi quốc gia trên thế giới. Sau những thành công trong ứng phó với bốn đợt bùng phát dịch bệnh, Việt Nam đã chuyển sang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Sự chuyển hướng đó đòi hỏi phải làm tốt cả việc phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, cần khơi thông, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, động lực có thể bị cản trở bởi các nút thắt thể chế, có thể bị ngưng trệ do chính hậu quả dịch COVID-19.
Cuộc trao đổi chuyên sâu trong chuỗi “Chương trình đối thoại chính sách” của Chuyên gia Nguyễn Thy Nga – chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phói hợp Văn phòng Chính phủ, Hội đồng lý luận Trung ương về Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
CÁC NỘI DUNG CÙNG CHUỖI ĐỐI THOẠI!
Chủ trì đề án “Từ Chính sách ra cuộc sống”. Chủ nhiệm nhiệm vụ phát triển thị trường cho doanh nghiệp theo Quyết định 844 của Thủ tướng. Chủ trì truyền thông cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025.
Bản quyền thuộc về © tuchinhsachracuocsong.vn