Chuyên gia Nguyễn Thy Nga và GS. TS. Nguyễn Hồng Quân đối thoại chính sách: Nguồn lực và động lực cho phát triển Kinh tế xã hội của Việt Nam

Trao đổi với “Chương trình Đối thoại Chính sách” của Đề án “Từ chính sách ra cuộc sống”, trong phạm vi của Quân đội, của lực lượng vũ trang nói chung, GS. TS. Nguyễn Hồng Quân cho rằng Quân đội, bộ đội Biên phòng, công an cần phải tiếp tục củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân. GS. TS. Nguyễn Hồng Quân, dưới góc độ ngành quốc phòng – an ninh, đã đưa ra một số ý kiến cho việc phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Cuộc phỏng vấn được thực hiện độc quyền bởi Chuyên gia Đổi mới sáng tạo và truyền thông chính sách Nguyễn Thy Nga, Chủ nhiệm “Đề án Từ chính sách ra cuộc sống”.

Lời giới thiệu: Đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn, tác động nhiều mặt đối với đời sống kinh tế – xã hội mọi quốc gia trên thế giới. Sau những thành công trong ứng phó với bốn đợt bùng phát dịch bệnh, Việt Nam đã chuyển sang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Sự chuyển hướng đó đòi hỏi phải làm tốt cả việc phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, cần khơi thông, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, động lực có thể bị cản trở bởi các nút thắt thể chế, có thể bị ngưng trệ do chính hậu quả dịch COVID-19.
Đề án Quốc gia “Từ chính sách ra cuộc sống” bao gồm nhiều hoạt động sự kiện, đối thoại, nghiên cứu khảo sát chiến lược chính sách, kiến nghị chính sách và chuỗi chương trình đối thoại độc quyền với các chính trị gia, chuyên gia, doanh nhân nổi bật. Trong khuôn khổ nội dung này, Chuyên gia Nguyễn Thy Nga, Chủ nhiệm Đề án trao đổi với GS. TS. Nguyễn Hồng Quân, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Trong quá trình tham dự Hội thảo Nguồn lực và Động lực phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam, ở góc độ ngành quốc phòng – an ninh, ông đánh giá như thế nào về vai trò của ngành, cũng như từ góc nhìn của mình, ông thấy rằng cần những điểm gì để có thể giúp cho kinh tế phục hồi trong giai đoạn hiện nay?

GS. TS Nguyễn Hồng Quân: Chuyên công tác về ngành quốc phòng – an ninh, tôi nhận thấy trong bối cảnh hiện nay, Quân đội luôn xác định là trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong trạng thái bình thường mới, phải tiếp tục luôn luôn sẵn sàng, chủ động các tình huống bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi cuộc chiến Nga – Ukraine đang diễn biến rất phức tạp, và có thể liên quan tới tình hình biển Đông, Quốc phòng càng phải nêu cao cảnh giác hơn nữa, chuẩn bị các phương án và lực lượng, củng cố chiến lược đã có, bổ sung vào những vấn đề mới để tiếp tục huấn luyện và sẵn sàng xử trí khi có những tình huống phức tạp.

Đối với hội thảo này, trong phạm vi của Quân đội, của lực lượng vũ trang nói chung thì Quân đội, bộ đội Biên phòng, công an cần phải tiếp tục củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân. Khi nói về kinh tế biển đảo, rõ ràng Quảng Ninh đã có kinh nghiệm và đã làm rất tốt chuyện phát triển kinh tế biển đảo. Tuy nhiên, trong tình hình mới này, đặc biệt trong điều kiện Quảng Ninh vừa có biển đảo, vừa có biên giới trên bộ, cho nên việc làm sao xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân để chủ động tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nâng cao cảnh giác, đồng thời phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu, thúc đẩy du lịch, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Hồng Quân

Quan trọng nữa là chúng ta phát huy được những kinh nghiệm có sẵn, và với nước bạn láng giềng, chúng ta giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống, đồng thời tạo thuận lợi cho nhân dân giao lưu qua lại. Quản lý chặt chẽ biên giới, quản lý chặt chẽ biên giới đất liền, quản lý chặt chẽ hoạt động trên biển nhưng cũng không cản trở giao lưu nhân dân, giao lưu kinh tế. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tăng cường củng cố hệ thống mốc, kè biên giới, kè sông, các kè, các cột mốc. Bây giờ trời mưa, xói lở là phải thường xuyên kiểm tra. Tất cả những cái đó phải chú ý tăng cường.

Bên cạnh phát triển kinh tế thì phải chú ý đến quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân. Một điểm rất đáng chú ý là không để phát sinh những điểm nóng. Khi có những vấn đề, tình trạng như thế thì Quân đội, Công an phải kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xử lý các điểm nóng một cách nhanh chóng, kịp thời, không gây ra căng thẳng, phức tạp. Nếu chúng ta phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nhẹ nhàng, êm thấm, thì nó tốt, mà cái đó cũng là động lực phát triển kinh tế. Còn nếu để xử lý dây dưa, nhùng nhằng, thậm chí bùng phát thành những điểm nóng trên diện rộng, lúc đó rất phức tạp.

Thêm nữa, trong một địa bàn gần biên giới như Quảng Ninh, các hoạt động liên quan đến củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng các hệ thống công sự, hầm hào, phải tuyệt đối giữ bí mật, không được để cho bên ngoài biết. Đôi khi ta hiểu sai vấn đề, nên mình phải tiến hành các hoạt động. Bộ đội là phải luyện tập. Thao trường không đổ mồ hôi thì chiến trường mới đổ máu đào. Thế nên bây giờ mình phải luyện tập như thế nào đó để luôn luôn sẵn sàng tình huống. Nhiệm vụ của bộ đội, nhiệm vụ của biên phòng là phải sẵn sàng chiến đấu. Như thế thì phải có thao trường, có luyện tập, có công sự, có hầm hào, có củng cố các vị trí chiến đấu. Mình phải làm sao để tất cả những hoạt động đó phải đảm bảo an toàn, bí mật, và không để ảnh hưởng tới mối quan hệ, cũng như bộ đội biên phòng, công an, tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân biên giới. Cái này Quảng Ninh có kinh nghiệm rất tốt, là một trong những điểm sáng trong đối ngoại quốc phòng, đối ngoại nhân dân.

Tăng cường giao lưu biên giới, kết hợp kết nghĩa các địa phương hai bên biên giới, tăng cường tuần tra chung biên giới giữa bộ đội biên phòng của Việt Nam với lực lượng biên phòng bảo vệ biên giới của Trung Quốc. Trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, ví dụ Trung Quốc bây giờ đang có kế hoạch zero Covid. Mình cũng phải thích ứng để giữ vững tăng cường tuần tra biên giới nhưng không để ảnh hưởng đến chuyện Covid, liên quan đến đời sống nhân dân hai nước.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga: Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của ông! 

Bài viết trong chuỗi chương trình đối thoại chính sách của Chuyên gia Đổi mới sáng tạo và Truyền thông Chính sách Nguyễn Thy Nga – Chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống thực hiện cho hoạt động của Đề án và mạng lưới Chuyên gia toàn cầu Kiến tạo Việt Nam về Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển Kinh tế Việt Nam.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu và công nghệ vào toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Xu hướng số hóa nền kinh tế và các hoạt động xã hội đang diễn ra rất nhanh ở nhiều quốc gia, đặc biệt tại một số nước đi đầu và các nước đang phát triển. Kinh tế số đã trở thành một bộ phận đóng góp ngày càng quan trọng trong tổng sản phẩm của các quốc gia, đặc biệt trong quá trình phục hồi hậu COVID-19.

Kinh tế số là 1 trong 3 trụ cột chính của Chuyển đổi số Quốc gia, cùng Chính phủ số và Xã hội số. Tháng 9/2019, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã xác định, phát triển kinh tế số là trụ cột, là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong tiến trình phát triển chuyển đổi số quốc gia những năm tiếp theo và đề ra mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP, đến năm 2030 chiếm 30% GDP. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, xác định tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Ngày 24/09/2021, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được kiện toàn, đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Ủy ban có 16 thành viên, Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ngày 15/3, Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã ký ban hành kế hoạch hoạt động của Ủy ban năm 2022.

CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH
Tìm hiểu các chủ đề chính sách nổi bật của Chính phủ Việt Nam và xu hướng Quốc tế.
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT
Các đại diện hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân đưa ra ý kiến, nhận định, đề xuất thay đổi phù hợp nhất.
ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH
Các chương trình đối thoại độc quyền hé mở những chiến lược trong tương lai gần của Chính phủ các Bộ, Ban, Ngành. Diễn đàn giao lưu, cập nhật tin tức chính sách và hơn thế nữa. Hãy cùng đón chờ!
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Ý kiến phản ánh với cơ quan nhà nước những vấn đề cần xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý.

NGUYỄN THY NGA

Chủ trì đề án “Từ Chính sách ra cuộc sống”. Chủ nhiệm nhiệm vụ phát triển thị trường cho doanh nghiệp theo Quyết định 844 của Thủ tướng. Chủ trì truyền thông cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025.

Bản quyền thuộc về © tuchinhsachracuocsong.vn